UX là gì?
UX là tên viết tắt của User Experience – trải nghiệm của người dùng. Đây là quá trình tạo ra sản phẩm mang tới trải nghiệm có ý nghĩa liên quan tới khách hàng. Nó bao gồm toàn bộ quá trình ứng dụng và tích hợp các sản phẩm kết hợp cùng nhiều khía cạnh khác như thiết kế, thương hiệu, chức năng và khả năng sử dụng.
Có thể nói, tất cả mọi thứ đều có một UX riêng của nó. Công việc của một UX Designer không phải là tạo ra UX mà là tối ưu nó. Vậy như thế nào thì được xem là một UX tốt? Liệu có phải là giúp cho người dùng cảm thấy vui vẻ, tạo trải nghiệm tốt cho người dùng? Thực tế, đích đến của UX không phải là làm cho người dùng cảm thấy vui vẻ khi sử dụng sản phẩm, mục tiêu của UX Designer là đạt được độ hiệu quả cần thiết cho người dùng.
Nhiều người không biết cho rằng UX chỉ là bao quanh của user’s experience mà quên mất khái niệm thực sự của nó. Thực tế, nó chỉ bao gồm quá trình User Experience Design. Trải nghiệm của người dùng là ý kiến hay cảm giác của quan của họ lên web hay app mà mọi người đang xây dựng. Có thể, feedback từ người dùng là quan trọng, thiết kế ux là có nhiều điều để làm hơn thế.
Và nếu như bạn đang muốn tìm hiểu hoặc thiết kế UX để phục vụ trong việc xây dựng website cho doanh nghiệp thì có thể liên hệ với Mona Media, công ty chuyên thiết kế chuẩn UX UI, có kinh nghiệm thiết kế website, chinh chiến trên nhiều dự án lớn nhỏ cho khách hàng
Mọi thông tin liên hệ
Website: mona.media
Hotline: 1900 636 648
Email: info@mona-media
Địa chỉ: 373/226 Lý Thường Kiệt, P8. QuậnTân Bình, TP.HCM
UX Designer làm những gì?
Nghiên cứu sản phẩm
Quá trình research sản phẩm sẽ bao gồm luôn cả việc nghiên cứu thị trường và nghiên cứu người dùng. Một mẫu thiết kế hoàn hảo chắc chắn sẽ không thể thiếu bước này, bởi chính nó sẽ giúp designer tránh được những quan điểm cá nhân và đưa ra những quyết định dựa trên thông tin.
Product research giúp:
- UX Designer hiểu được hành vi, động lực, tùy vào mục đích và nhu cầu của người dùng
- UX Designer giúp đưa ra cái nhìn chính xác về tiêu chuẩn trong ngành cũng như đảm bảo việc xác định cơ hội cho sản phẩm trong khu vực.
Tạo kịch bản và chân dung
Bước tiếp theo mà mọi người cần làm đó chính là xác định nhóm key user và tạo ra chân dung đại diện. Personas không phải là thứ mà người dùng muốn mà đó là cái họ đã có. Personas tuy không có thật nhưng nó lại có thể đại diện cho một nhóm người có thật và cả những hành vi của họ.
Kiến trúc thông tin
Khi đã hoàn thành được research và tạo persona, việc tiếp theo mà mọi người cần làm đó chính là định hình Information Architecture – IA. Mọi người có thể hiểu IA là cấu trúc của web, các product hay app giúp cho người dùng luôn biết họ đang ở đâu và các thông tin họ cần dựa vào chính vị trí hiện tại của họ. IA dẫn tới sự xuất hiện của hierarchies, navigation và categorization. Ví dụ: phác thảo top-level meny giúp cho người dùng biết được họ đang ở đâu, và đó chính là IA.
Tạo bảo phác thảo
Wireframe là một trong những yếu tố quan trọng trong thiết kế phần mềm vô cùng quen thuộc đối với các UX Designer, nó hiểu thị màn hình ứng dụng hay từng bước với các tương tác của người dùng. Một số đặc điểm của wireframe có thể kể đến như:
- Xương sống của một sản phẩm thiết kế, nó thường hướng dẫn sử dụng khi quá trình phát triển bắt đầu đồng thời hiển thị các phần quan trọng của những sản phẩm cuối cùng.
- Nên được dựng thật nhanh và chỉ có thể hiển thị các UI objects cơ bản
- Hiếm khi được sử dụng trong quá trình kiểm thử sản phẩm
Mô phỏng
Chức năng nghe có vẻ tương đồng như wireframe và prototype lại khác nhau hoàn toàn bởi chúng có nội dung và phục vụ mục đích khác nhau. Theo đó, prototype là bản mô tả chính xác của thành phần cuối cùng còn wireframe lại tương tự như dựng bản kiến trúc. Prototype thì sẽ:
- Mang lại cảm giác chân thực nhất khi tương tác với sản phẩm
- Có thể sử dụng để user testing, cho phép người dùng thử nghiệm các loại tương tác và trải nghiệm nội dung tương tự như sản phẩm cuối.
Thử nghiệm sản phẩm
Đây là bước giúp cho các designer tìm ra những vấn đề mà người dùng gặp phải khi tương tác với các sản phẩm. Trong đó, cách phổ biến nhất là designer có thể observe với quá trình sử dụng của user. Sau đó là thu thập và phân tích các feedback để tạo ra UX được tốt hơn.
Làm thế nào để trở thành một UX Designer/ UX Roadmap
Để có thể trở thành một Designer chuyên nghiệp một newbie cần tổng hơn rất nhiều kỹ năng khác nhau. Theo đó, có 2 con đường dẫn tới đích trở thành UX Designer:
- Từ Developer: Với lợi thế có sẵn, các developer có thể phân tích các vấn đề và đưa ra giải pháp. Song, vì tính chất công việc nên các code thường khá hướng nội, do đó các developer cần phải trau dồi được kỹ năng lắng nghe, vượt qua trở ngại cũng như trở nên hòa nhập hơn.
- Từ Graphic Designer: Khác hẳn so với các sản phẩm của graphic design, những sản phẩm UX thường sẽ không đòi hỏi quá nhiều về sự sáng tạo. Với trình độ của mình, các graphic designer trau dồi thêm nhiều kỹ năng thiết kế app và thiết kế web. Tuy nhiên, ngay cả những người đã có nền tảng graphic designer cũng cần chú ý trau dồi thêm kỹ năng lắng nghe.
Theo các đơn vị lập trình phần mềm chuyên nghiệp, Để có thể trở thành một UX Designer, design cho các phần mềm chuyên nghiệp yêu cầu thông thạo nhiều kỹ năng. Bởi các UX Designer sẽ phải làm nhiều công việc khác nhau để có được hiệu quả như mong muốn.
Mong rằng với những thông tin trên mọi người sẽ hiểu hơn về công việc này, biết được những công việc mà một UX Designer cần phải làm cũng như những con đường trở thành một UX Designer.