SEO Onpage là gì? Tập hợp Checklist SEO On-page quan trọng

SEO onpage

SEO Onpage là công việc không thể bỏ qua khi thực hiện bất kỳ dự án SEO website nào. Tối ưu Onpage được thực hiện tốt sẽ giúp gia tăng trải nghiệm người dùng. Đồng thời giúp cải thiện thứ hạng trang web trên công cụ tìm kiếm. Bài viết dưới đây, Kama Software sẽ giúp bạn hiểu rõ thuật ngữ SEO Onpage là gì? Các tiêu chí Checklist SEO On-page đầy đủ nhất mà bạn cần nắm rõ để tối ưu website của mình đạt hiệu quả cao nhất.

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là các hành động, công việc nhằm tối ưu hóa website. Tối ưu các yếu tố hiển thị ngay trên website. Nhằm mục đích là đưa trang web lên bảng xếp hạng trên kết quả tìm kiếm Google. Từ đó, giúp thu hút nhiều lưu lượng truy cập cho website. Đồng thời gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Tối ưu Onpage trên trang web bao gồm các mục tiêu đề trang, các thẻ Heading, tối ưu URL, Content website, Meta Descriptions, SEO Image, Internal link, External link,…

Tìm hiểu thêm: TOP 10 công ty cung cấp dịch vụ SEO website uy tín nhất tại TPHCM

Tổng hợp Checklist SEO Onpage quan trọng

SEO Onpage là gì

Tối ưu giao diện website thân thiện với người dùng

Việc đầu tiên bạn cần làm là tối ưu giao diện trang web để gia tăng trải nghiệm người dùng. Bạn cần xây dựng website theo cấu trúc silo để giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm trên trang web. Bên cạnh đó, đa số người dùng hiện nay có xu hướng lướt web bằng điện thoại, vì thế khi tối ưu hóa trang web cần đáp ứng website tương thích với nhiều thiết bị truy cập như điện thoại, laptop, tablet…

Bên cạnh đó, bạn cần tắt các pop-up không cần thiết trên trang. Việc website có nhiều form hiển thị làm giảm trải nghiệm người dùng, đồng thời sẽ bị đánh giá là spam.

Tối ưu thẻ Title

Tiêu đề trang web sẽ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm SERPs, đây là yếu tố quan trọng trong checklist SEO nhằm tăng traffic cho website. Để tối ưu thẻ Title mang lại kết quả cao, bạn cần lưu ý:

  • Title cần chứa từ khóa chính.
  • Cần ưu tiên setup từ khóa chính ở ngay đầu tiêu đề. 
  • Thẻ Title không quá dài, dao động từ 56-65 ký tự
  • Tiêu đề cần tóm gọn nội dung bài post và hấp dẫn để thu hút truy cập.
  • Có thể để tên thương hiệu vào trong tiêu đề.

Tối ưu Meta Description

Meta Description cũng là thẻ quan trọng phải có trong bài viết. Thẻ mô tả cần tóm tắt đúng nội dung để người dùng đọc và đưa ra hành động nhấn vào bài viết. Thông thường mô tả meta sẽ xuất hiện bên dưới thẻ tiêu đề.

Độ dài lý tưởng của meta description dao động từ 155 – 160 ký tự. Tuy nhiên để tương thích trên giao diện điện thoại thì bạn cần tối ưu trong khoảng tối đa 120 ký tự, độ dài đó là phù hợp nhất.

Một số tiêu chí để tối ưu thẻ mô tả đạt hiệu quả:

  • Thẻ Meta Description cần chứa từ khóa chính, nếu có thể hãy thêm các từ đồng nghĩa với từ khóa chính để tăng tiếp cận khách hàng
  • Cần chú trọng nội dung unique, thu hút người dùng truy cập
  • Nội dung cần liên quan đến bài viết nếu không sẽ làm người đọc thoát trang nhanh khi thông tin không phải điều họ cần, đồng thời điều này cũng sẽ bị Google phạt
  • Để tăng độ nổi bật và trải nghiệm người dùng bạn có thể sử dụng Rich Snippets

Tối ưu các thẻ Heading

Tập hợp Checklist SEO On-page quan trọng

Một bài viết/trang web sẽ có nhiều thẻ H. Tuy nhiên bạn cần lưu ý chỉ duy nhất 1 thẻ H1 trên bài viết, và thông thường Title trùng với thẻ H1. Ngoài ra, các thẻ tiêu đề phụ từ H2 – H6 cũng cần được chú trọng. Một số Tips để tối ưu các thẻ Heading gồm:

  • Độ dài thẻ H1 lý tưởng từ 20 – 70 ký tự và bắt buộc phải có từ khóa chính
  • Heading 1 cần liên quan đến nội dung của bài viết
  • Heading 2 cũng cần ưu tiên đặt từ khóa chính
  • Các thẻ Heading 3 – Heading 6 không ảnh hưởng quá nhiều nên bạn có thể đặt một số từ khóa liên quan/Semantic Keywords thay vì đặt từ khóa chính.

Tối ưu hình ảnh

Bạn cần đảm bảo kích thước hình ảnh nhỏ vì những hình ảnh lớn sẽ làm website load chậm, giảm trải nghiệm của người dùng. Đuôi hình ảnh bạn có thể đặt ở dạng .PNG hoặc .JPG – đây là 2 dạng đuôi ảnh được dùng khá phổ biến ở mỗi website.

Đồng thời nếu lưu lượng ảnh quá cao, bạn nên dùng những công cụ hỗ trợ để nén dung lượng như tinypng.com. Lưu lượng ảnh các SEOer khuyên dùng khi tải lên trang web là dưới 100kb.

Ngoài ra bạn cần đặt tên mô tả và thẻ Alt cho ảnh để Google hiểu, đồng thời giúp image có thể xuất hiện trên kết quả tìm kiếm hình ảnh Google. Và lúc ảnh có không hiển thị thì vẫn còn thông tin để người đọc dễ dàng nhận biết hình ảnh đang hướng đến nội dung nào.

Tối ưu URL

Đường dẫn URL có ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình tối ưu Onpage cho website. Bạn cần tối ưu thẻ URL ngắn gọn, chứa từ khóa chính để gia tăng khả năng xếp hạng cho website. URl thường đặt ở dạng viết thường không dấu và cách nhau bằng dấu gạch ngang “-”.

Tối ưu liên kết nội bộ – Liên kết bên ngoài

Tối ưu liên kết nội bộ và Liên kết bên ngoài webiste

Để tối ưu SEO Onpage mang lại kết quả cao nhất, bạn cần kết hợp giữa tối ưu liên kết nội bộ và liên kết ngoài. Xây dựng liên kết nội bộ (internal link) giúp điều hướng người dùng một cách khéo léo. Đưa đến các trang khác có liên quan trên cùng một website. Nhằm chia sẻ sức mạnh giữa các trang, mục đích cuối cùng vẫn là tăng cường chỉ số PA và cải thiện thứ hạng cho trang web.

Tối ưu Outbound Link là các liên kết đến từ các trang bên ngoài website. Mục đích là để Google hiểu rõ chủ đề của trang web, đồng thời gia tăng độ uy tín để khách hàng quay lại website.

Ngoài ra bạn cần lưu ý khi tối ưu các liên kết trong/ngoài website đó là không nhồi nhét quá nhiều. Không có con số chính xác về số lượng link trên bài viết. Nhưng tùy thuộc vào độ dài bài viết. 1 bài viết có thể dao động từ khoảng 2 – 6 link là phù hợp nhất.

Tối ưu nội dung chuẩn SEO

“Content is King” – bạn cần chú trọng nội dung cho website của bạn, cần tạo sự khác biệt, unique cho bài viết. Để bài viết có thể lọt vào Top tìm kiếm của Google. Bạn cần nghiên cứu kỹ intent của người dùng. Bạn có thể đọc qua các bài viết ở trang đầu kết quả tìm kiếm. Sau đó phân tích cách triển khai nội dung của họ. Để từ đó tạo nội dung cho mình nhắm đúng ý định tìm kiếm của người dùng.

Không có quy định số từ trong một bài viết. Nhưng theo khuyến nghị từ các chuyên gia làm SEO, bạn cần tạo nội dung từ 1400 trở lên. Cơ hội lọt Top tìm kiếm Google mới khả quan. Đồng thời bạn cũng cần phân bổ mật độ từ khóa SEO một cách hợp lý để gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng.

Tối ưu tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang càng nhanh sẽ càng gia tăng trải nghiệm người dùng trên trang. Bên cạnh đó, Google luôn mong muốn đưa các trang web có tốc độ tải trang nhanh để lập chỉ mục.

Vì thế bạn nên kiểm tra tốc độ load trang hiện tại của website mình, có thể sử dụng công cụ Google PageSpeed Insights để kiểm tra. Tốc độ tải trang lý tưởng dao động từ 3 – 5s để có thể gia tăng xếp hạng và giảm tỷ lệ thoát trang web.

Tối ưu khả năng đọc – Readability

Tốc độ tải trang càng nhanh sẽ càng gia tăng trải nghiệm người dùng trên trang. Bên cạnh đó, Google luôn mong muốn đưa các trang web có tốc độ tải trang nhanh. Thời gian để lập chỉ mục cũng tăng nhanh hơn. Vì thế bạn nên kiểm tra tốc độ load trang hiện tại của website mình. Có thể sử dụng công cụ Google PageSpeed Insights để kiểm tra. Tốc độ tải lý tưởng để có thể gia tăng xếp hạng và giảm tỷ lệ thoát trang web dao động từ 3 – 5s.

Đọc thêm: Những lợi ích nổi bật của AMP giúp tối ưu website trên Mobile

Tối ưu Feature Snippets

Feature Snippets thường xuất hiện ở Top 0 trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Đây là đoạn nội dung nổi bật được Google lấy từ bài viết có thứ hạng cao. Vì vậy để có được đoạn nổi bật ở vị trí Top 0, bạn cần chú trọng đến khả năng đọc của bài viết, đồng thời cần chú trọng nội dung. Vì nội dung đó phải đúng với mục đích khi người dùng tìm kiếm.

Schema Markup

Schema Markup giúp việc tối ưu Onpage website đạt được nhiều hiệu quả. Đây là đoạn code HTML được chèn vào website, nó được hiển thị ở phía dưới đoạn meta mô tả trên kết quả tìm kiếm.

Với mục đích giúp công cụ tìm kiếm hiểu và phân loại nội dung cho trang web được tốt hơn, đồng thời cải thiện lưu lượng truy cập cho trang web.

Đây là phần mở rộng của HTTP. Là giao thức truyền tải siêu văn bản an toàn giữa máy chủ trang web và các trình duyệt trên phương tiện internet. Hiện nay Google coi trọng HTTPS ở mỗi trang web hơn. Khuyến cáo người dùng nên chuyển đổi website sang HTTPS.

Các công cụ kiểm tra SEO Onpage cho website

Công cụ checklist SEO

SEOquake

Đây là công cụ kiểm tra tối ưu Onpage hoàn toàn miễn phí. Được các SEOer sử dụng phổ biến về tính hiệu quả mà nó mang lại. Công cụ này trả kết quả phân tích trang web khá chính xác bao gồm các yếu tố: thẻ Title, Meta Description, Internal links, external links, thẻ heading, sitemap…

Cách cài đặt công cụ này cũng khá là đơn giản. Bạn chỉ cần truy cập vào địa chỉ: SEOQuake và tiến hành tải tiện ích về. Sau đó, để kiểm tra onpage trên một trang web bất kỳ. Bạn chỉ cần chọn “Extensions” rồi chọn SEOquake thì công cụ này sẽ trả các kết quả phân tích cho bạn trên một cửa sổ khác trên trình duyệt.

Yoast SEO

Plugin Yoast SEO được tích hợp sẵn trên WordPress. Đây là công cụ SEO kiểm tra SEO Onpage được đông đảo người làm SEO sử dụng để tối ưu SEO cho bài viết bao gồm Title, thẻ mô tả, từ khóa,… và khả năng đọc của bài viết. Công cụ này có 2 phiên bản miễn phí và có phí, nếu cần sử dụng tất cả các tình năng của nó, bạn chỉ cần nâng cấp lên tài khoản Pro.

Screaming Frog

Đây là ứng dụng để kiểm tra các tiêu chuẩn SEO Onpage được rất nhiều người làm SEO ưa chuộng. Phần mềm này được cài đặt trực tiếp trên máy tính chạy được trên nhiều hệ điều hành như Windows, Linux, MAC OS. Công cụ này giúp bạn kiểm tra chính xác các thành phần trên website như thẻ URL, Title, thẻ description, Heading, Internal link, External link…

Kết luận

Các kiến thức về tối ưu Onpage và Checklist SEO Onpage quan trọng đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết. Đồng thời, bài viết đã đề cập 3 công cụ để kiểm tra tối ưu Onpage hiệu quả. Hy vọng những nội dung chia sẻ trên sẽ giúp bạn cải thiện nhiều trong việc làm SEO cho website. Chúc bạn nhanh chóng lên Top kết quả tìm kiếm của Google.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *