Trong thời đại công nghệ số như hiện nay việc tạo ra một Website là rất dễ dàng. Thế nhưng nhiều người lại hoang mang khi không biết nên lựa chọn Website động hay Website tĩnh. Vậy thì trong bài viết này hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu câu hỏi: Website là gì? Sự khác biệt giữa hai loại Website động và Website tĩnh.
Website là gì?
Website là một tập hợp gồm nhiều Web Pages (trang web con) chưa các nội dung dưới dạng hình ảnh, văn bản , video, flash,…và được lưu trữ trực tuyến trên các Web Server mà bất cứ ai cũng có thể truy cập ở bất cứ đâu thông qua Internet.
Hoạt động của Website là gì?
Để Website có thể hoạt động được trên Internet cần có:
- Source Code Website (mã nguồn Website): Đây là hệ thống gồm một hoặc nhiều tập tin kết nối thành giao diện người dùng và được viết trên các ngôn ngữ lập trình.
- Web hosting (Lưu trữ web): Chính là máy chủ lưu trữ mã nguồn và các thành phần khác trên Website của bạn.
- Domain (Tên miền): Mua tên miền hay địa chỉ trang web hoạt động trên Internet để người dùng truy cập vào Website của bạn dễ dàng.
Tham khảo các bài viết dưới đây để có thêm thông tin cần thiết hỗ trợ cho hoạt động của Website:
- Đăng ký tên miền ở đâu? 10 Nhà cung cấp tên miền tốt nhất 2022
- Top 10 nhà cung cấp Windows Web Hosting chất lượng nhất hiện nay
- Những vấn đề cần chú ý khi làm website chuẩn SEO
- SEO Hosting là gì? Lợi ích của SEO Hosting cho Website
Đặc biệt Website chỉ có thể hoạt động trên môi trường trực tuyến khi có Internet và hoạt động như sau:
- Khi người dùng nhập vào trình duyệt một địa chỉ có dạng https://abc.vn, ví dụ https://facebook.vn, https://Google.vn,… trình duyệt sẽ tự hiểu và gửi yêu cầu đến máy chủ DNS.
- Hệ thống DNS sẽ trả kết quả phân tích tên miền trong đường dẫn đã gửi.
- Sau khi có được địa chỉ IP trình duyệt sẽ tìm đến địa chỉ IP đã nhận.
- Khi đó, máy chủ web sẽ nhận được yêu cầu truy xuất nội dung Website và nó sẽ gửi đến trình duyệt một tập hợp file gồm các tập tin đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh và HTML, CSS.
- Từ đó trình duyệt sẽ dịch các file thành trang web mà người dùng nhìn thấy trên màn hình.
Các cấu trúc thường gặp của Website là gì?
Website động
Website động (Dynamic Website) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những trang web được hỗ trợ bởi một phần mềm phát triển web. Các Website động được thiết kế thêm phần truy xuất dữ liệu và xử lý thông tin. Các thông tin hiển thị trên trang web được gọi là cơ sở dữ liệu và chúng được gửi tới trình duyệt với nhiều hình thức khác nhau.
Website tĩnh
Website tĩnh (Static Website) là thuật ngữ để chỉ những trang web được thiết kế web có nội dùng ít cần cập nhật hay những Website phiên bản đời đâu. Loại Website này đơn thuần chỉ là một văn bản HTML và hoàn toàn không có cơ sở dữ liệu đi kèm thường có nhiệm vụ đăng tải thông tin như một tờ báo. Do đó, khi người dùng truy cập vào các Website tĩnh sẽ không thể thực hiện các hoạt động tương tác
Khi nào nên sử dụng web tĩnh?
Hiện nay, nhu cầu của người làm web đã thay đổi rất nhiều so với trước đây nên rất khó để có thể bắt gặp được một Website tĩnh. Thê nhưng vẫn có thể lựa chọn và sử dụng Website tĩnh trong một số trường hợp như:
- Những trang web dùng để giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm ít thay đổi nội dung
- Trang web sử dụng với mục đích quảng bá và cung cấp thông tin cho khách hàng.
- Những Website không có nhu cầu cập nhật thông tin thường xuyên.
Khi nào nên sử dụng web động?
Có thể thấy rằng Website động có tính ứng dụng cao và rất phổ biến. Nhìn chung Website động được sử dụng rất đa dạng cho nhiều ngành nghề khác nhau như:
- Những Website có tầm cỡ và quy mô lớn
- Website giới thiệu doanh nghiệp, cửa hàng, sản phẩm
- Các trang web cung cấp thông tin và được cập nhật mỗi ngày
- Những Website thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến
Sự khác biệt giữa Website động và Website tĩnh là gì?
Chức năng
- Website tĩnh chỉ có chức năng giới thiệu thông tin cho người dùng tham khảo và không tương tác được. Bên cạnh đó phần nội dung cũng được thiết kế cố định nên khó đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin.
- Website động cho phép người sở hữu trang có quyền chỉnh sửa, cập nhật các thông tin mới lên trang. Còn khách hàng thì có thể trao đổi, tương tác với chủ Website và những khách hàng khác.
Khả năng tương tác
- Với web tĩnh người dùng hoàn toàn không thể tương tác với Website và càng không thể giao tiếp hay có bất kỳ một phương thức trò chuyện nào với nó. Bên cạnh đó, các nội dung trên web tĩnh là cố định nên nếu muốn thêm bớt hay thay đổi thì chủ web sẽ phải làm lại khuôn để tạo ra nội dung mới.
- Vì web động được thiết kế hiện đại được trang bị tính năng tương tác giữa người dùng với chủ web. Nhờ đó hai bên có thể trao đổi thông tin với nhau một cách dễ dàng.
Ngôn ngữ lập trình
- Web tĩnh sử dụng ngôn ngữ lập trình HTML để đăng tải thông tin như một tờ báo. vì thế khi cần thay đổi thông tin phải được xử lý trực tiếp để sửa trên file HTML.
- Web động sử dụng ngôn ngữ và cơ sở đa dạng hơn và được các chuyên gia lập trình sử dụng ngôn ngữ tạo mã nguồn dựa theo yêu cầu của trang web.
Chi phí nâng cấp và bảo trì
- Web tĩnh có chi phí nâng cấp và bảo trì ít tốn kém hơn do không phải xây dựng cơ sở dữ liệu hay lập trình phần mềm phức tạp. Nếu có thì chỉ mất khoản phí nhỏ cho việc yêu cầu hệ điều hành tương thích hoặc thuê cơ sở dữ liệu. Thế nhưng, việc nâng cấp và bảo trì Website tính lại gặp nhiều khó khăn.
- Với web động chi phí nâng cấp và bảo trì sẽ cao hơn nhất là khi đầu tư vào thiết kế để tạo nên một Website chuyên nghiệp. Tuy nhiên, việc nâng cấp và bảo trì thiết bị web động lại rất dễ dàng và có thể xây xây dựng được những Website lớn.
Ứng dụng
- Web tĩnh chỉ được ứng dụng khi thực hiện nội dung ít cập nhật và dành cho các Website có quy mô nhỏ.
- Web động thường được sử dụng cho những Website có tầm cỡ và quy mô lớn và ứng dụng làm Website bán hàng, thương mại điện tử, Blog, Website tin tức,…
Trên đây là những kiến thức tổng quát nhất về Website là gì, sự khác biệt giữa Website động và Website tĩnh. Hy vọng thông qua bài viết này của chúng tôi đã cung cấp thêm cho bạn kiến thức bổ ích trong lĩnh vực này.